Tam Thất nóng hay mát? Uống Tam Thất Bắc có nóng không?
Tam Thất nóng hay mát? Khi nói đến những loại thảo dược Đông y chữa bệnh thì không thể không nhắc đến củ Tam Thất Bắc, một loại “thần dược” sở hữu nhiều công năng tuyệt vời may mắn được lưu truyền đến ngày nay.
Nhiều người dùng vẫn tự hỏi liệu uống Tam Thất Bắc có nóng không? Khi sử dụng có ảnh hưởng đến thể trạng hay không? Làm sao để uống đúng cách?
Vậy hãy để Dược Liệu Sức Khoẻ giải đáp giúp bạn tất cả câu hỏi qua bài viết bên dưới nhé.

Tìm hiểu về Tam Thất Bắc
Tam Thất nóng hay mát? Trước khi trả lời câu hỏi hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua về dược liệu này nhé.
Bạn đã nghe qua danh của củ Tam Thất Bắc chưa? Theo một số dược điển cổ, đây là vị thuốc nam quý hiếm sở hữu nhiều tác dụng vượt trội giúp bồi bổ thể trạng, chữa nhiều bệnh lý nguy hiểm, được sánh ngang hàng với Nhân sâm.
Tam Thất Bắc còn được gọi là kim bất hoán nghĩa là có vàng cũng không đánh đổi được cây thuốc quý, củ Tam Thất được ví von như vàng cho thấy được rõ rệt những công dụng trân quý mà thảo dược mang lại được dân gian đánh giá rất cao.
Dược liệu thuộc họ Nhân sâm, là cây thân thảo sống lâu năm, cao từ 30 – 50cm, ưa môi trường ẩm ướt và bóng mát nên chủ yếu được phân bố tại các vùng núi cao trên 1500m. Ở nước ta, cây phân bố chủ yếu ở dãy núi Hoàng Liên Sơn vùng Tây Bắc cao hơn 1800m như Mường Khương và Xa Bát. Ngoài ra, còn có thể tìm thấy thảo dược ở một số vùng trung du Bắc Bộ như Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng…
Tác dụng dược lý của Tam Thất Bắc
Theo một số tài liệu nghiên cứu, Tam Thất Bắc có tác dụng tăng thể lực, chống mệt mỏi, giúp hệ thần kinh trở nên hưng phấn, an thần cũng như cải thiện chứng mất ngủ vô cùng hiệu quả.
Dược liệu còn góp phần cho hệ tuần hoàn máu lưu thông tốt đồng thời giảm lượng cholesterol chứa trong máu, hỗ trợ hạ đường huyết và kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Chưa kể, thảo dược còn có tác dụng giúp ức chế các virus và vi khuẩn gây hại, tiêu viêm, chống sưng nề và giảm đau hiệu quả.

Thảo dược còn được dùng nhiều trong các bài thuốc trị chứng cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, viêm loét dạ dày – tá tràng hay các chấn thương do phù nề.
Chưa dừng lại ở đó, Tam Thất còn hỗ trợ làm lành vết thương hậu phẫu thuật, chống nhiễm khuẩn, thường dùng cho những người có trí nhớ kém hoặc ăn uống kém.
Gần đây nhất, thảo dược được minh chứng là có tác dụng tốt đối với một số trường hợp mắc ung thư phổi, vòm họng, tử cung, tiền liệt tuyến…và đạt được những kết quả tích cực.
Tuy nhiên Tam Thất nóng hay mát vẫn là điều mà nhiều người e ngại khi sử dụng mặc dùng dược liệu có nhiều công dụng hữu hiệu.
Tam thất nóng hay mát?
Đây là một loại dược liệu có tính bình, có lợi cho sức khỏe, có thể dùng để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể,… Tuy nhiên sẽ không phù hợp với 1 số người có cơ địa như:
- Những người thân nhiệt quá cao hoặc quá thấp, vì có thể gây ra các triệu chứng như mụn, ngứa, dị ứng,…
- Những người thân nhiệt cao thường hay bị táo bón, nóng gan,…
- Những người thân nhiệt thấp thường hay bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn đồ lạnh.
Nên dùng tam thất với liều lượng vừa phải, không dùng liên tục trong thời gian dài để tránh nóng. Nên tránh uống rượu ngâm tam thất vì rượu cũng nóng, có hại cho gan.
Uống Tam Thất Bắc có nóng không?
Nắm bắt được công dụng vượt trội của thảo dược, nhiều người dùng và người bán lập tức tranh nhau săn lùng khai thác tràn lan dẫn đến việc Tam Thất Bắc ngày càng “lừng danh” trong giới Y học cổ truyền.
Tuy Tam Thất Bắc được đánh giá là một loại thuốc Đông y rất tốt cho sức khỏe nhưng có nhiều người thắc mắc liệu uống Tam Thất Bắc có nóng không? Hoặc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể hay không?

Theo Đông y, dược liệu có vị đắng, tính ôn và ngọt. Đối với những người cơ địa khỏe mạnh bình thường thì có thể dùng thường xuyên sẽ không quá nóng hay quá lạnh. Tuy nhiên, đối với những người có cơ địa gầy yếu, dễ bị nóng thì sẽ xuất hiện một số triệu chứng nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, dùng một thời gian dài có thể phản ứng mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Để biết được một người có thể trạng hàn hay nhiệt, bạn có thể kiểm tra bằng phương pháp bắt mạch cổ tay. Bản thân bạn cũng có thể tự cảm nhận được thể trạng của mình bằng những dấu hiệu của cơ thể như tình trạng đi ngoài, triệu chứng sau khi ăn đồ lạnh, dễ bị lạnh bụng hay không hoặc có hay bị táo bón, nóng ruột gan hay không. Hãy kiểm tra xem mình là người thể nhiệt nóng hay hàn.
Nếu bạn đã xác định được thể trạng của mình thì nếu bạn thuộc tạng nóng thì nên hạn chế sử dụng thảo dược Tam Thất Bắc để chữa bệnh, bồi bổ cơ thể vì chúng có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Để chắc chắn hơn, bạn hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để có liệu trình dùng thuốc phù hợp nhất với cơ địa của mình.
Tuy củ Tam Thất Bắc nóng nhưng hoa Tam Thất lại có tác dụng thanh nhiệt và giải nhiệt vô cùng hiệu quả, hơn nữa còn giúp cải thiện giấc ngủ rất tốt. Bạn có thể tham khảo qua cách dùng trà hoa Tam Thất để giải nhiệt cơ thể. Tuy nhiên nên chú ý sử dụng liều lượng vừa phải vì nếu sử dụng quá đà sẽ thúc đẩy cơ chế thải độc mạnh dẫn đến nóng người, mọc mụn.
Đối với những người dùng có cơ địa bình thường thì không cần quá để tâm đến vấn đề Tam Thất nóng hay mát, bạn có thể an tâm sử dụng đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định là có thể đảm bảo an toàn.
Bên cạnh việc thắc mắc Tam Thất nóng hay mát thì còn một điều quan trọng không kém mà bạn cần quan tâm đó là làm sao để sử dụng đúng cách và mang lại hiệu quả cao.
Làm sao để uống Tam Thất Bắc đúng cách?
Sau khi đã biết Tam Thất nóng hay mát hãy xem qua 1 vài cách sử dụng để tránh gặp tác dụng phụ nhé.
Củ Tam Thất được chế biến khá đa dạng, dùng ở dạng tươi hoặc khô đều được. Ngoài ra còn có thể chế biến ở dạng cao, dạng bột sẽ bảo quản sử dụng được trong một thời gian dài.
Bên cạnh việc chế biến đúng cách thì việc sử dụng đúng liều lượng và thời điểm sẽ mang lại hiệu quả tối ưu gấp bội.
Cách chế biến
Bạn có thể tham khảo 3 cách chế biến Tam Thất Bắc thông thường như sau:
- Làm sạch rễ, thân và lá Tam Thất rồi mang phơi khô theo phương pháp truyền thống hoặc sấy khô bằng thiết bị công nghiệp hiện đại.
- Làm sạch thân, rễ và lá rồi mang ủ rượu cho mềm, sau đó đem thái từng lát mỏng, sao vàng qua chảo nóng rồi nghiền nhuyễn thành bột mịn.
- Làm sạch dược liệu với nước rồi thái mỏng, sao vàng với dầu thực vật đến khi rễ chuyển sang màu vàng nhạt rồi đem nghiền nhuyễn thành bột.
Đối với dạng bột, sử dụng từ 2 – 3gr bột Tam Thất đem sắc với nước rồi dùng vào buổi sáng hoặc 30 phút trước bữa ăn. Còn đối với các dạng khác, dùng 5 – 10gr sắc với nước uống vào buổi sáng.
Lưu ý bảo quản Tam Thất Bắc đã chế biến ở nơi thoáng mát, có độ ẩm dưới 13%, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Liều lượng sử dụng
Người có thể trạng bình thường có thể sử dụng Tam Thất mỗi ngày 1 lần và mỗi lần không quá 15ml. Còn đối với người có thể trạng, cơ địa gầy yếu, khí huyết kém thì có thể sử dụng không quá 3 lần mỗi ngày.
Thời điểm sử dụng
Trong trường hợp nếu bạn dùng Tam Thất Bắc nấu uống cùng nước ấm thì tốt nhất nên sử dụng trước và sau bữa ăn là hợp lý, còn nếu sử dụng sau khi kết hợp với mật ong thì thời điểm sáng sớm sẽ phù hợp hơn bởi lúc này cơ thể đã thanh lọc sau một đêm nên lúc dùng sẽ tạo cảm giác hưng phấn, tinh thần sảng khoái cho cả ngày học tập, làm việc năng suất.
Như vậy, để đảm bảo cho quá trình sử dụng diễn ra an toàn, người dùng cần tham khảo kinh nghiệm sử dụng. Tuyệt đối không lạm dụng và tùy ý thay đổi liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định.
Có thể bạn quan tâm: Bật mí địa chỉ mua Tam Thất Bắc uy tín và an toàn tại TPHCM.
Một số lưu ý khi sử dụng Tam Thất Bắc
- Chế biến đúng cách, sử dụng đúng liều lượng và thời điểm.
- Chọn mua dược liệu chuẩn, đảm bảo dược chất an toàn cho cơ thể.
- Hạn chế dùng cho người có thể trạng dễ nóng, táo bón, bị nhiệt.
- Không phù hợp dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
- Chống chỉ định cho những người dị ứng với thành phần của Tam Thất, nhân sâm và sâm Mỹ.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Như vậy, bạn chắc hẳn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Tam Thất nóng hay mát” của mình rồi đúng không. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại nhiều thông tin có lợi cho bạn trong quá trình sử dụng dược liệu đúng cách để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Theo dõi Dược Liệu Sức Khoẻ để cập nhật những tin tức dược liệu sớm nhất nhé.
Bài Viết Xem Thêm
Cảm Nang Sức Khỏe

Uống nước Cà Gai Leo có hại thận không?
Liệu uống nước cà gai leo có hại thận không? Xem thêm lưu ý về đối tượng không uống cà...

Uống Cà Gai Leo có bị tụt huyết áp không? Hướng dẫn cách dùng
Uống cà gai leo có gây tụt huyết áp không là thắc mắc của nhiều người. Cùng xem những nguyên...

Tác dụng và cách làm Hoa Đu Đủ Đực ngâm mật ong cho bé
Dùng hoa đu đủ đực ngâm mật ong cho bé có thể hỗ trợ một số vấn đề về sức...

Cà Gai Leo uống trong bao lâu? Uống nhiều có tốt không?
Tìm hiểu cà gai leo uống trong bao lâu để dược chất phát huy tác dụng? Và việc uống cà...