Tác dụng phụ của Cây Xạ Đen, uống hàng ngày có tốt không?

Tác dụng phụ của Cây Xạ Đen là gì, có nên uống thường xuyên hay không? Thường được biết đến với những tác dụng ngàn vàng trong việc hỗ trợ điều trị các loại ung thư, ổn định huyết áp, chữa bệnh tiểu đường và khôi phục sức khoẻ của người bệnh một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, tác dụng phụ của Cây Xạ Đen là một vấn đề vốn rất tiềm ẩn và nguy hiểm đáng kể đến sức khỏe của người dùng. Vì vậy, hãy là một người tiêu dùng hiểu biết để tránh những nguy hại không đáng có. Còn chần chờ gì không xem qua bài viết dưới đây của Dược Liệu Sức Khoẻ về Cây Xạ Đen có tác dụng phụ gì.

Tác dụng phụ của Cây Xạ Đen
Tác dụng phụ của Cây Xạ Đen

Tác dụng phụ của Cây Xạ Đen

Để bổ sung kiến thức về Cây Xạ Đen là  gì và những công dụng đáng gờm của nó, độc giả có thể xem thêm Tại đây!

Dựa vào những thông tin trên về cây thuốc Xạ Đen cũng có thể thấy được những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại cho cuộc sống của chúng ta vĩ đại đến nhường nào. Nhưng bất kì điều gì cũng có 2 mặt (lợi và hại), Cây Xạ Đen cũng không ngoại trừ. Dưới đây là những tác dụng phụ của Cây Xạ Đen thường gặp phải:

Làm cơ thể trở nên ngứa ngáy

Cây Xạ Đen chứa nhiều thành phần dược tính có hàm lượng cao, giúp loại bỏ tế bào ung thư độc hại một cách dễ dàng và nhanh chóng. Có thể sử dụng nó làm trà hàng ngày để ngăn ngừa tác nhân gây hại cho cơ thể. 

Tuy nhiên, do Cây Xạ Đen là một loại thảo dược kháng sinh có vị đắng nhẹ và tính hàn nên có thể gây khó chịu, bức bối trong cơ thể. Và khi cơ thể đang trong tình trạng nóng gan, uống dược liệu vào sẽ giúp loại bỏ các chất độc hại bên trong gan ra ngoài, khôi phục chức năng gan. Cũng chính vì vậy, trong quá trình thải độc có thể gây ra một số biểu hiện như: Ngứa ngáy, khó chịu…

Theo một nghiên cứu của Viện Quân y 108, loại thuốc này được xem như một thần dược có kháng sinh tự nhiên, không gây ra tác dụng phụ và nó hoàn toàn thích hợp để sử dụng thay thế cho trà. Tuy nhiên, đối với một số người có thể gặp tình trạng kích ứng trong những ngày đầu tiên vì sử dụng chưa quen.

Để cơ thể thích nghi tốt hơn, người dùng nên giảm liều lượng Cây Xạ Đen uống hàng ngày. Khi các triệu chứng ngứa đã hết, điều đó có nghĩa là gan đã khỏe hơn. Sau đó, nên dùng đủ liều lượng để hoạt chất trong cây tham gia vào các quá trình thải độc khác trong cơ thể.

Chướng bụng đầy hơi, đi ngoài

Chướng bụng đầy hơi, đi ngoài
Chướng bụng đầy hơi, đi ngoài

Khi bắt đầu sử dụng Cây Xạ Đen để điều trị bệnh, người dùng có thể gặp những triệu chứng khác thường hay còn gọi là tác dụng phụ của Cây Xạ Đen, đặc biệt là nếu chưa từng sử dụng phương pháp điều trị tự nhiên bằng thảo dược trước đây. 

Vậy Xạ Đen tác dụng phụ là gì? Một số triệu chứng phổ biến thường gặp phải khi sử dụng thuốc là đau nhói trong bụng và khó có thể ăn uống do bụng bị chướng nhẹ. Nếu để lâu, cơn đau này có thể gây liên quan đến các chức năng quan trọng trong cơ thể. 

Do cơ thể chưa kịp thích nghi với thành phần chất trong cây, trong vài ngày đầu tiên sử dụng, có thể gây ra một số tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa, như đau bụng, chướng bụng hoặc tiêu chảy. Để khắc phục tình trạng này, người dùng có thể bắt đầu với liều lượng nhỏ trong vài ngày đầu để cơ thể dần thích nghi. Sau đó, khi cơ thể đã quen với thuốc, có thể tăng dần liều lượng lên mức khuyến cáo để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Tụt huyết áp

Tác dụng phụ của Cây Xạ Đen là có thể làm cho người bệnh bị tụt huyết áp. Bởi vì nó chỉ có khả năng ổn định đối với những người bị cao huyết áp nên nếu khi dùng cho bệnh nhân huyết áp thấp thì người bệnh sẽ rơi vào tình trạng chóng mặt, buồn nôn. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý và không nên sử dụng với liều lượng quá mức có thể dẫn đến hệ quả quả khôn lường, thay vào sử dụng với số lượng lớn thì bạn có thể chia đều một lượng nhỏ ra để pha trà uống.

Hoa mắt, chóng mặt

Không chỉ riêng những bệnh nhân có triệu chứng cao huyết áp mà kể cả những người bệnh khác cũng vậy. Bất kỳ ai sử dụng với lượng lớn đều gặp phải tác dụng phụ của Cây Xạ Đen gây ra đều dẫn đến hoa mắt, chóng mặt hay tụt huyết áp. 

Hiện nay, theo những chuyên gia y tế khuyến cáo rằng chúng ta chỉ nên sử dụng mức tối đa là 70g Xạ Đen, tránh lạm dụng để không phải gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Thường gây ra cảm giác buồn ngủ

Thường gây ra cảm giác buồn ngủ
Thường gây ra cảm giác buồn ngủ

Trước đây chúng ta đã biết đến công dụng an thần, tạo giấc ngủ ngon của Xạ Đen, do vậy nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến người bệnh buồn ngủ và rơi vào tình trạng ngủ gà, ngủ gật. Cách tốt nhất để không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, vào buổi sáng không nên uống thuốc đậm đặc.

Tạo cảm giác mệt mỏi, chán chường

Bên cạnh những tác dụng phụ của Cây Xạ Đen đã được liệt kê ở bên trên, người dùng quá liều cũng có thể gặp phải những tình trạng như: Mệt mỏi, chán chường… Đặc biệt, nếu như cơ thể chưa ăn gì vào buổi sáng mà bạn lại nạp một lượng quá lớn dược liệu thì sẽ càng khiến cho cơ thể mất năng lượng, tồi tệ hơn.

Uống nhiều Cây Xạ Đen có tốt không

Cây Xạ Đen có tác dụng phụ không đã được giải đáp cặn kẽ ở trên. Ở đây chúng ta sẽ cùng giải đáp xem uống dược liệu thường xuyên có tốt không? Được biết đến với những công dụng nổi bật trong điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe nên nhiều người đã “nổi lòng tham” sử dụng một cách quá mức với hy vọng sẽ khỏi bệnh một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc sử dụng lạm dụng dược liệu thì nó cũng giống như các loại thuốc Tây y hay những vị thuốc khác nó có thể đem lại cho bạn những kết quả không tốt, khiến bệnh tình ngày một nắng thêm – Hay đó cũng được xem là tác dụng phụ của Cây Xạ Đen.

Những đối tượng nào không nên uống Xạ Đen

Những đối tượng nào không nên uống Xạ Đen
Những đối tượng nào không nên uống Xạ Đen

Để tránh gặp phải những tác dụng phụ của Cây Xạ Đen, cần lưu ý với những đối tượng sau đây không được sử dụng:

Người có huyết áp thấp

Đối với người thuộc đối tượng này thì đặc biệt không nên sử dụng thuốc hoặc nếu muốn sử dụng thì cần tham vấn ý kiến của các chuyên gia y học. Trong một chia sẻ của VTC NEWS đã đưa ra những lưu ý cho “Những ai không nên uống Xạ Đen”:

“Vì cây thuốc có tính hàn nên công dụng chính hạ huyết áp, chỉ phù hợp với những người bị huyết áp cao. Vì vậy mà những người bị huyết áp thấp không nên dùng các bài thuốc này. Nếu như trong trường hợp bắt buộc phải dùng, có thể thêm 3 lát gừng vào uống cùng nước Xạ Đen để trung hòa, giảm nguy cơ bị hạ huyết á”.

Có chứng suy thận

Loại thuốc này được nghiên cứu chỉ có tác dụng trên gan nhưng đối với thận thì không có công dụng gì và thậm chí có thể gây tác dụng xấu cho những ai có bệnh tiền sử về thận yếu, suy thận… Nếu sử dụng thuốc có thể gây suy yếu chức năng của thận, vì vậy không nên sử dụng nước thuốc này.

Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Không nên sử dụng Cây Xạ Đen đối với 2 đối tượng trên. Thời điểm phụ nữ đang mang thai hay cho con bú là một thời điểm rất nhạy cảm nên các chị em cần sử dụng nếu không quá cần thiết. Trong trường hợp đặc biệt cần phải sử dụng thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi sẽ không thể hấp thu bất kỳ các dưỡng chất nào của dưỡng chất vì vậy nó được cho là không có hiệu nghiệm.

Có vấn đề về tiêu hoá

Đối với những đối tượng có vấn đề về tiêu hoá: Tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu thì càng khôn nên sử dụng dược liệu vì nó có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Trên đây là toàn bộ những tác dụng phụ của Cây Xạ Đen có thể gây ra cho chúng ta nếu sử dụng nó một cách lạm dụng. Vì vậy, để phát huy tối đa công hiệu của dược liệu này cần phải lưu ý những chia sẻ trên của Dược Liệu Sức Khoẻ, chúng tôi rất vui vì có thể mang đến cho bạn những kiến thức thật bổ ích và đặc biệt hơn là nó có thể đóng góp phần nào trong liệu trình điều trị bệnh của bạn.

Nguồn tham khảo:

VTC News (2023), Những ai không nên uống xạ đen.

Bài Viết Xem Thêm

Cảm Nang Sức Khỏe 

Uong nuoc ca gai leo co hai than khong Cẩm Nang Sức Khỏe

Uống nước Cà Gai Leo có hại thận không?

Liệu uống nước cà gai leo có hại thận không? Xem thêm lưu ý về đối tượng không uống cà...

Uong ca gai leo co bi tut huyet ap khong Cẩm Nang Sức Khỏe

Uống Cà Gai Leo có bị tụt huyết áp không? Hướng dẫn cách dùng

Uống cà gai leo có gây tụt huyết áp không là thắc mắc của nhiều người. Cùng xem những nguyên...

Hoa du du duc ngam mat ong cho be Cẩm Nang Sức Khỏe

Tác dụng và cách làm Hoa Đu Đủ Đực ngâm mật ong cho bé

Dùng hoa đu đủ đực ngâm mật ong cho bé có thể hỗ trợ một số vấn đề về sức...

Ca gai leo uong trong bao lau Cẩm Nang Sức Khỏe

Cà Gai Leo uống trong bao lâu? Uống nhiều có tốt không?

Tìm hiểu cà gai leo uống trong bao lâu để dược chất phát huy tác dụng? Và việc uống cà...