Tác dụng phụ của Cây An Xoa, có hay không?
Bạn đã biết về những tác dụng phụ của Cây An Xoa chưa? Xã hội ngày càng phát triển, con người phải đối mặt với nhiều loại bệnh nguy hiểm hơn. Ngoài việc tìm đến các loại thuốc Tây, nhiều người dùng còn nhờ cậy đến những cây thuốc Nam để chạy chữa. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc nào kể cả cây thuốc thiên nhiên cũng không thể tránh khỏi việc xảy ra những tác dụng phụ. Cùng Dược Liệu Phương Thảo tìm hiểu chi tiết những tác dụng phụ đó qua bài viết bên dưới nhé.

Nhận biết Cây An Xoa
Cây An Xoa có tên khoa học là Helicteres Hirsuta Lour, thuộc họ Trôm. Ngoài cái tên An Xoa, cây thuốc còn được biết đến với nhiều tên khác như cây dó lông, thâu kén lông, tổ kén cái…Loại này thường tập trung phân bố ở ven sông, ven suối hoặc rừng sâu trải dài từ Bắc vào Nam, đặc biệt là tỉnh Bình Phước.
Để tránh nhầm lẫn với một số loại cây dại khác, dưới đây là một số đặc điểm nhận biết Cây An Xoa:
- Là cây bụi, cao khoảng 1 – 3m.
- Chi của cây hình trụ và có lông.
- Lá hình bầu dục, chiều dài từ 5 – 17cm, rộng 2,5 – 7,5cm. Gốc lá thuôn, đầu nhọn, có hình tim. Phần lá nhám có hình xoan, mặt trên thường có màu xanh đậm và mặt dưới có màu trắng.
- Cụm hoa gồm hoa ngắn, hoa đơn và hoa kép mọc ở kẽ lá. Hoa có 5 cánh, thường có màu hồng hoặc đỏ, ở cuống có khía gân đỏ, 10 nhị, bầu có nhiều gợn sóng, mỗi lá noãn chứa từ 25 – 30 noãn.
- Quả nang, có hình lăng trụ và nhiều hạt. Thời điểm ra quả là từ tháng 7 đến tháng 11.
Cây An Xoa được thu hái quanh năm, đặc biệt là từ tháng 5 đến tháng 11 bởi trong độ thời gian này, cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất, cũng như dược tính nhiều nhất. Sau khi thu hoạch, Cây An Xoa thường được phơi khô và sử dụng hầu hết các bộ phận thân, cành và lá để bào chế làm thuốc.
Cây An Xoa mang lại công dụng gì?
Sở dĩ Cây An Xoa mang nhiều công dụng tốt là nhờ vào các hoạt chất có lợi chứa trong cây như Flavonoid, Alcaloid, Enzyme và các nguyên tố vi lượng. Nổi bật nhất là khả năng chống lại quá trình oxy hóa và bảo vệ các tế bào miễn dịch của hoạt chất Flavonoid, đồng thời chất này còn giúp ngăn chặn các gốc tự do có thể gây bệnh.

Một số tác dụng dược lý và chủ trị của Cây An Xoa phải kể đến như:
- Hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư gan.
- Phòng ngừa các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao…
- Giải độc gan, hạ men gan, làm mát cũng như tăng cường các chức năng gan.
- Làm dịu hệ thần kinh, cải thiện giấc ngủ.
- Trị vàng da, mụn nhọt và những người chân tay yếu ớt, thường xuyên đau nhức mỏi.
- Chữa kiết lỵ, sởi, cảm lạnh, tiêu chảy.
- Do đặc tính nhuận tràng nên Cây An Xoa còn có thể hỗ trợ cân bằng quá trình trao đổi chất, đào thải mỡ thừa, giúp giảm cân và cải thiện vóc dáng đáng kể.
Bên cạnh các tác dụng tốt như trên, các tác dụng phụ của Cây An Xoa như thế nào cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm. Mời bạn tiếp tục theo dõi phần tiếp theo để có được câu trả lời cho mình.
Thực hư tác dụng phụ của Cây An Xoa
Cây An Xoa được Y học cổ truyền và nhiều công trình nghiên cứu khẳng định cây là một loại thảo dược lành tính và hầu như không gây độc hại. Tuy nhiên, tác dụng phụ của Cây An Xoa vẫn có thể xảy ra nếu người dùng bào chế và uống thảo dược sai cách cũng như sử dụng quá liều lượng chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể không chỉ làm mắc những tác dụng phụ mà còn dẫn đến những hậu quả khó lường.
Đối với những người lần đầu mới sử dụng Cây An Xoa để điều trị bệnh thường sẽ xảy ra một số biểu hiện như:
- Bụng sôi cồn cào, nôn ói, ngứa rát cổ họng.
- Xót ruột, đi ngoài nhiều lần và có mùi hôi khó chịu.
- Đói bụng, thèm ăn.
Lý giải cho điều này, các thầy thuốc và chuyên gia trong ngành Dược đã nhận định những tác dụng phụ này là do cơ chế thải độc, có tác dụng đào thải các độc tố tích tụ bên trong cơ thể ra ngoài. Những biểu hiện ban đầu khi sử dụng thuốc là do cơ chế thải độc của Cây An Xoa chứ không phải do những tác dụng phụ gây nên. Điều này còn tùy vào thể trạng và cơ địa của mỗi người, tức là không phải ai cũng mắc phải những tác dụng phụ của Cây An Xoa.
Bởi sau một thời gian sử dụng, đến khi cơ thể bắt đầu thích nghi và “quen” với Cây An Xoa, các triệu chứng trên sẽ dần dần biến mất và cơ thể sẽ trở lại như bình thường. Thay vào đó, người dùng sẽ bắt đầu có những biểu hiện ăn ngon miệng, giấc ngủ trọn vẹn, da dẻ hồng hào cũng như cơ thể bắt đầu lấy lại năng lượng.
Tuy nói là vậy nhưng người dùng vẫn nên dùng Cây An Xoa trong liều lượng cho phép để đảm bảo cho quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả như mong đợi, giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ của Cây An Xoa.
Một số lưu ý khi sử dụng Cây An Xoa
Tuy thảo dược lành tính và ít gây độc hại nhưng bạn vẫn nên lưu ý những điều sau để không mắc phải những tác dụng phụ của Cây An Xoa, cụ thể:
- Sử dụng đúng liều lượng bác sĩ chỉ định, không lạm dụng sử dụng quá liều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh.
- Không để nước Cây An Xoa qua đêm để tránh bị ôi thiu làm mất đi dược tính.
- Không sử dụng bia rượu hoặc các chất kích thích trong quá trình uống Cây An Xoa.
- Nên kiêng cử và hạn chế ăn những thực phẩm dễ bị lạnh như: rau dền, ốc, cua đồng, thịt trâu, cá mè…
- Nếu đang sử dụng song song với thuốc Tây, người dùng nên dùng thảo dược cách ra tối thiểu 1 tiếng để tránh các phản ứng tương tác.
- Chống chỉ định cho trẻ em dưới 18 tuổi tuổi và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
- Những người bị tim mạch hay suy thận nên tránh sử dụng Cây An Xoa.
- Trong quá trình sử dụng An Xoa chữa bệnh, người dùng nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi điều độ cũng như luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, rút ngắn quá trình điều trị.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng.
Mua Cây An Xoa đảm bảo chất lượng ở đâu?
Với những công dụng vượt trội mà Cây An Xoa mang lại, ngày càng có nhiều người khai thác cây thuốc để sử dụng và kinh doanh tràn lan hơn. Điều này làm nhiều người dùng hoang mang không biết cây thuốc có đảm bảo an toàn và chất lượng hay không, bởi không phải ai cũng có kinh nghiệm và hiểu biết trong việc phân biệt và chọn lựa Cây An Xoa tốt.
Trước khi sử dụng, người dùng nên tìm hiểu trước về cách nhận biết cây thuốc cũng như lựa chọn cơ sở uy tín chuyên cung cấp thảo dược chất lượng. Tốt nhất, bạn hãy gửi gắm lòng tin vào những cơ sở lớn, kinh doanh lâu đời và có tiếng tăm nhất định trên thị trường để tránh việc mua phải hàng giả hay hàng kém chất lượng.

Không phải ngẫu nhiên mà Dược Liệu Phương Thảo lại là một trong những cơ sở được nhiều người tin dùng nhất trên thị trường hiện nay. Bởi phương châm kinh doanh của chúng tôi là “Đặt trách nhiệm và chữ tín lên hàng đầu”.
Chúng tôi đang chuyên cung cấp Cây An Xoa khô được thu hái hoàn toàn tự nhiên từ rừng Bình Phước với quy trình bào chế như làm sạch, phơi sấy khô, đóng gói thành phẩm cũng như bảo quản đạt chuẩn mà vẫn giữ nguyên được giá trị dược tính của Cây An Xoa.
Chúng tôi tin rằng, với những thông tin trên đã đủ để bạn hiểu rõ về những tác dụng phụ của Cây An Xoa. Để được tư vấn mua hàng với giá tốt nhất, hãy liên hệ Dược Liệu Phương Thảo để được hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất nhé.
Bài Viết Xem Thêm
Cảm Nang Sức Khỏe

Uống nước Cà Gai Leo có hại thận không?
Liệu uống nước cà gai leo có hại thận không? Xem thêm lưu ý về đối tượng không uống cà...

Uống Cà Gai Leo có bị tụt huyết áp không? Hướng dẫn cách dùng
Uống cà gai leo có gây tụt huyết áp không là thắc mắc của nhiều người. Cùng xem những nguyên...

Tác dụng và cách làm Hoa Đu Đủ Đực ngâm mật ong cho bé
Dùng hoa đu đủ đực ngâm mật ong cho bé có thể hỗ trợ một số vấn đề về sức...

Cà Gai Leo uống trong bao lâu? Uống nhiều có tốt không?
Tìm hiểu cà gai leo uống trong bao lâu để dược chất phát huy tác dụng? Và việc uống cà...