Một số tác dụng phụ của Cà Gai Leo mà bạn nên biết
Bất kể vị thuốc nào kể cả thảo dược thiên nhiên cũng đều tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng đáng kể, trong đó có cây Cà Gai Leo. Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, tác dụng phụ của Cà Gai Leo cũng đáng chú ý. Cùng Dược Liệu Phương Thảo tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết bên dưới nhé.

Khái quát về cây Cà Gai Leo
Cà Gai Leo là loại cây sống lâu năm, có cây phát triển tốt có thể dài đến 6m hoặc hơn. Cành phủ lông hình sao, có nhiều chi và gai. Lá mọc so le, có hình thuôn hoặc bầu dục, trên mặt có gai, dưới mặt có lông mềm màu trắng. Hoa Cà Gai Leo có màu tím nhạt, thường mọc ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu và có màu đỏ khi chín. Thời điểm ra hoa thường rơi vào tháng 4 đến tháng 5, sai quả từ tháng 7 đến tháng 9.
Cây thuốc phân bố nhiều ở vài nước nhiệt đới Châu Á. Tại nước ta, khu vực phân bố Cà Gai Leo tương đối phong phú, trải dọc từ khắp các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Bình Thuận. Đáng chú ý, tổng sản lượng tính từ tỉnh Thanh Hóa trở vào có thể đạt mức lên đến vài chục tấn nguyên liệu mỗi năm. Qua đó, ta thấy nhu cầu thu hái quanh năm cũng như sử dụng cây thuốc cực kỳ cao bởi Cà Gai Leo mang trong mình một giá trị chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Cà Gai Leo có tác dụng gì?
Sở dĩ Cà Gai Leo được xem như một loại “khắc tinh” của bệnh gan nói riêng và là “thần dược” của mọi bệnh lý nói chung là bởi trong cây chứa nhiều thành phần hoá học có lợi cho cơ thể như Flavonoid, Saponosid, Alcaloid, tinh bột và một số thành phần khác.

Theo Y học cổ truyền
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, giải độc gan…
- Chữa viêm họng, ho gà, suyễn.
- Chữa đau nhức xương khớp.
- Trị phong thấp, sâu răng.
- Giải độc gan, giải độc rượu bia.
- Mát gan, bổ gan, tăng cường phục hồi tế bào gan.
Theo Y học hiện đại
- Ức chế các tế bào ung thư: Có tác dụng làm giảm tỷ số tăng sinh của một số dòng tế bào ung thư như SIHA, Caski, Hela…Dịch chiết xuất toàn phần từ Cà Gai Leo giúp chống oxy hóa, chống viêm, làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: Hoạt chất Glycoalcaloid có tác dụng ức chế sự tiêu cực của virus viêm gan B. Thảo dược có khả năng giảm nồng độ virus trong máu và cả virus viêm gan B nguy hiểm.
- Một số công dụng khác: Chữa tê thấp, xương khớp, đau lưng, ho gà, ho suyễn, thải độc gan, giải rượu bia…
Những tác dụng phụ của Cà Gai Leo
Thực hư tác dụng phụ của Cà Gai Leo là như thế nào? Uống Cà Gai Leo hằng ngày có ảnh hưởng gì không? Hiện đây là những câu hỏi mà đang được khá nhiều người dùng quan tâm. Dù Cà Gai Leo là cây thảo dược thiên nhiên với nhiều công dụng tốt nhưng vẫn không tránh khỏi việc xảy ra các tác dụng phụ.
Theo một số thống kê từ các công trình nghiên cứu về tác dụng phụ của cây Cà Gai Leo cho thấy, khi ở dạng dịch chiết toàn phần, cây thuốc không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào, đồng thời cũng không gây độc hại cho người sử dụng. Chính vì vậy mà nhiều người dùng rất an tâm khi uống Cà Gai Leo hằng ngày mà không lo ngại việc ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà quá lạm dụng cây thuốc sử dụng thường xuyên hoặc quá liều sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không thể lường trước được. Một số tình trạng gặp tác dụng phụ của Cà Gai Leo có thể xảy ra như:
- Đau chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài.
- Dị ứng da.

Người dùng nên lưu ý liều lượng khi sử dụng cũng như tham vấn ý kiến bác sĩ để dùng đúng cách, tránh mắc phải các tác dụng phụ của Cà Gai Leo làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Liều lượng thích hợp là từ 20 – 30gr Cà Gai Leo khô mỗi ngày với mục đích tăng sức kháng cho cơ thể, bảo vệ tế bào gan và phòng chống các bệnh về gan. Không được uống quá 100gr Cà Gai Leo trong một ngày, nên uống theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia.
Ngoài ra, Cà Gai Leo có thể kết hợp với một số vị thuốc khác như cây xạ đen hay cây mật nhân sẽ giúp gấp đôi tác dụng, tăng hiệu quả điều trị.
Một số lưu ý nên cẩn trong
Mặc dù công dụng tốt của Cà Gai Leo đối với sức khỏe là không thể chối bỏ, đặc biệt là đối với lá gan nhưng để đảm bảo an toàn khi sử dụng, người dùng vẫn nên lưu ý một số vấn đề sau để tránh gặp các tác dụng phụ của Cà Gai Leo.
- Liều lượng thích hợp: 20 – 30gr/ngày. Không được lạm dụng sử dụng quá liều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tìm hiểu về cách dùng, thời điểm dùng tốt nhất cũng như các bài thuốc kết hợp với nhiều vị thảo dược khác qua bác sĩ sao cho đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
- Chống chỉ định đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
- Nếu đang sử dụng song song với thuốc Tây, nên cách thời gian sử dụng tối thiểu 1 tiếng.
- Mua Cà Gai Leo khô ở các cơ sở chính thống, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng và chất lượng thuốc đã được kiểm định an toàn sử dụng.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng.
Mua Cà Gai Leo đảm bảo chất lượng ở đâu?
Hiện nay có khá nhiều cơ sở dược liệu cung cấp Cà Gai Leo kém chất lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Để hóa giải nỗi lo, người dùng cần sáng suốt hơn trong việc lựa chọn đặt niềm tin vào cơ sở bán thảo dược uy tín trên thị trường.
Tốt nhất hãy lựa chọn cơ sở kinh doanh lâu đời, có tiếng tăm trên thị trường cũng như đầy đủ một số loại giấy tờ như giấy phép kinh doanh, chứng nhận an toàn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, minh bạch. Nhờ vậy, khách hàng mới có thể đặt trọn niềm tin mua hàng và sử dụng bởi đây cũng chính là tia hy vọng của các bệnh nhân.

Dược Liệu Phương Thảo đang là một trong những cơ sở chuyên cung cấp Cà Gai Leo khô uy tín với giá tốt nhất trên thị trường. Thảo dược được thu hái hoàn toàn tự nhiên từ rừng, trải qua quá trình sơ chế kỹ càng cùng khâu phơi sấy khô, đóng gói và bảo quản đạt chuẩn, giữ nguyên tinh túy của dược liệu cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng. Cam kết là vị thuốc sạch, không pha lẫn tạp chất hay các chất gây hại.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tác dụng phụ của Cà Gai Leo, hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về thảo dược, hãy liên hệ Dược Liệu Phương Thảo để được hỗ trợ tư vấn và thăm khám cùng chuyên gia nhé.
Bài Viết Xem Thêm
Cảm Nang Sức Khỏe

Uống nước Cà Gai Leo có hại thận không?
Liệu uống nước cà gai leo có hại thận không? Xem thêm lưu ý về đối tượng không uống cà...

Uống Cà Gai Leo có bị tụt huyết áp không? Hướng dẫn cách dùng
Uống cà gai leo có gây tụt huyết áp không là thắc mắc của nhiều người. Cùng xem những nguyên...

Tác dụng và cách làm Hoa Đu Đủ Đực ngâm mật ong cho bé
Dùng hoa đu đủ đực ngâm mật ong cho bé có thể hỗ trợ một số vấn đề về sức...

Cà Gai Leo uống trong bao lâu? Uống nhiều có tốt không?
Tìm hiểu cà gai leo uống trong bao lâu để dược chất phát huy tác dụng? Và việc uống cà...