Người bình thường có uống được Cây An Xoa không? Ai không nên dùng?

Trong giới Đông y cổ truyền không còn quá xa lạ với Cây An Xoa, một loại dược liệu nổi bật với công dụng chữa nhiều bệnh lý về gan vô cùng hiệu quả.

Tuy vậy, nhiều người vẫn băn khoăn không biết liệu người bình thường có uống được Cây An Xoa không? Không bị bệnh mà uống thuốc có sao không? Mời bạn cùng Dược Liệu Sức Khoẻ theo dõi bài viết sau đây để giải đáp cho những thắc mắc này nhé!

Người bình thường có uống được Cây An Xoa không?
Người bình thường có uống được Cây An Xoa không?

Những công dụng vàng của Cây An Xoa 

Cây An Xoa là một loại cây thuốc có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, xương khớp, ung thư và nhiều bệnh khác. Thảo dược chứa nhiều hoạt chất có giá trị y học như flavonoid, alkaloid, tanin, vitamin và khoáng chất. An Xoa có vị ngọt thanh, thơm nhẹ và có thể sắc uống như trà hàng ngày.

Vậy người bình thường có uống được cây an xoa không?

Cây An Xoa thường được phân làm hai loại là hoa tím và hoa trắng. Tuy nhiên trên thực tế, loại được dùng làm thuốc là Cây An Xoa hoa tím bởi loài này chứa nhiều thành phần dược tính tốt, điển hình như Alkaloid, một hoạt chất kháng ung thư và ngăn chặn sự sinh trưởng của các khối u. Ngoài ra, cây còn chứa chất oxy hóa Flavonoid, các Enzyme và nhiều hoạt chất có lợi khác.

Những công dụng vàng của Cây An Xoa 
Những công dụng vàng của Cây An Xoa 

Có lẽ vì vậy mà thảo dược ngày càng khẳng định vị thế của mình trong các bài thuốc dân gian thông dụng chữa bệnh về gan. Điểm lại một số tác dụng nổi bật của cây thuốc này nhé.

  • Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về gan như men gan cao, xơ gan, xơ gan cổ trướng, viêm gan do virus.
  • Hạ men gan, bài tiết chất độc, làm mát gan, đồng thời giúp gan phòng ngừa các tình trạng bị nhiễm độc trở lại. 
  • Tăng cường chức năng hoạt động của lá gan, thúc đẩy quá trình thải độc ra khỏi cơ thể.
  • Hỗ trợ đẩy lùi bệnh ung thư gan và một số dòng ung thư khác.
  • Trị vàng da, mất ngủ, căng thẳng, thể trạng yếu.

Với các công năng tuyệt vời kể trên, liệu có thể dùng An Xoa như một bài thuốc bồi bổ cơ thể hay không? Người bình thường có uống được Cây An Xoa không? Câu trả lời sẽ có ngay bây giờ.

Những trường hợp nên và không nên dùng Cây An Xoa

Không phải ai cũng thích hợp để điều trị bệnh bằng loại thảo dược này. “Có kiêng có lành”, tuy là thảo dược tự nhiên lành tình và không mang chất độc hại nhưng người dùng vẫn nên lưu ý một số trường hợp nên và không nên dùng Cây An Xoa để tránh những ảnh hưởng không mong muốn xảy đến.  

Những người nên dùng Cây An Xoa để hỗ trợ chữa bệnh

  • Những người mắc ung thư gan hoặc các loại ung thư khác. Thậm chí, những người mắc ung thư giai đoạn cuối cũng có thể bám víu vào loại thảo dược này để tìm lại tia hy vọng.
  • Người mắc bệnh xơ gan, xơ gan cổ trướng, xơ gan mất bù.
  • Bệnh nhân viêm gan do virus như viêm gan B, C.
  • Người bị suy giảm chức năng gan: Bệnh lý này xảy ra thường do chế độ sinh hoạt không lành mạnh cũng như thường xuyên sử dụng bia rượu, chất kích thích gây hại. thảo dược có thể là giải pháp giúp bạn đào thải các loại độc tố này ra khỏi cơ thể, cải thiện chức năng hoạt động của lá gan, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
  • Những trường hợp thường xuyên bị nóng trong người, dễ nổi mẩn đỏ, mụn nhọt.
  • Những người cần giảm cân, cải thiện vóc dáng nên dùng An Xoa bởi nhờ những đặc tính vốn có mà thảo dược này có thể góp phần giúp bạn đốt cháy mỡ thừa một cách hiệu quả.
  • Không sử dụng cho những người dị ứng với thảo dược và các thành phần trong cây thuốc.

Những người không nên dùng Cây An Xoa 

  • Thảo dược không phù hợp cho trẻ em dưới 3 tuổi bởi lúc này cơ thể trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn toàn nên sẽ gây những ảnh hưởng không đáng có.
  • Không nên dùng cho phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú vì có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của thai nhi.
  • Chống chỉ định cho những người có tiền sử bị suy thận hoặc mắc các bệnh lý về thận bởi vì các chức năng thận bị suy giảm nên nếu vô tình dùng sẽ xảy ra nhiều biến chứng khôn lường.
  • Người bị huyết áp cũng không nên dùng thảo dược An Xoa vì có thể gây hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp đột ngột gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Không phù hợp cho những ai bị viêm dạ dày vì bản chất thảo dược phủ nhiều lông nên khi dùng sẽ gây khó chịu, cồn cào và tổn thương đến dạ dày nghiêm trọng.
  • Người thường xuyên bị tiêu chảy cũng không nên dùng vì Cây An Xoa có cơ chế bài tiết chất độc trong lá gan nên cố tình sử dụng chỉ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến cả đường ruột.

Ngoài các trường hợp nên và không nên dùng kể trên thì người bình thường có uống được Cây An Xoa không? Không bị bệnh mà uống thuốc có sao không?

Người bình thường có uống được Cây An Xoa không?

Vấn đề “Người bình thường có uống được Cây An Xoa không?” hiện đang được rất nhiều người dùng quan tâm. Sở dĩ thảo dược nổi tiếng lừng lẫy là do những công dùng vàng mà thảo dược này mang lại là vô cùng quý giá. Ngoài tác dụng chữa bệnh, liệu cây thuốc có thể dùng để như một phương thuốc bồi bổ cơ thể và phòng bệnh hay không.

Người bình thường có uống được Cây An Xoa không?
Người bình thường có uống được Cây An Xoa không?

Người xưa có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy phòng bệnh trước khi căn bệnh ập đến và hành hạ bạn. Do đó, nhiều người nhận thấy Cây An Xoa mang nhiều công dụng tốt nên dùng sắc uống hằng ngày để bồi bổ thể trạng, tăng cường sức khỏe. 

Tuy vậy, theo một số chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Đông y cho biết, người bình thường nếu như không mắc bệnh tật gì có thể dùng Cây An Xoa như một phương thuốc bồi bổ cơ thể. Bởi cây thuốc này giúp cho người dùng thải độc cơ thể, thải độc gan, ngăn ngừa các bệnh ung thư rất tốt.

Liều lượng của cây an xoa phụ thuộc vào từng loại bệnh và từng đối tượng. Theo kinh nghiệm của các lương y, liều lượng thông thường của cây an xoa là:

  • Người lớn: Uống từ 10g đến 20g lá hoặc toàn cây đã sao vàng hạ thổ mỗi ngày (chia làm 2-3 lần). Nếu dùng quả hoặc rễ của cây, liều lượng là từ 5g đến 10g mỗi ngày.
  • Trẻ em: Uống từ 5g đến 10g lá hoặc toàn cây đã sao vàng hạ thổ mỗi ngày (chia làm 2-3 lần). Nếu dùng quả hoặc rễ của cây, liều lượng là từ 2g đến 5g mỗi ngày.

Với liều lượng này thì khi sử dụng vừa giúp giải độc gan, thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa các bệnh mà còn không gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra nếu như bạn muốn phòng ngừa ung thư hay bệnh suy gan, bạn có thể tìm đến nhiều loại thảo dược khác như Cà Gai Leo, Cây Xạ Đen hoặc Nấm Lim Xanh. Đây là những loại dược liệu được đánh giá là ít gây tác dụng phụ và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Vậy, người bình thường có uống được Cây An Xoa không? Câu trả lời là có và bạn có thể xem chi tiết hơn thông tin trong video này nhé:

Một số nguyên tắc khi dùng Cây An Xoa 

Để đảm bảo cho quá trình sử dụng Cây An Xoa mang lại hiệu quả cao, hãy lưu ý một số điều sau đây:

  • Sử dụng đúng người, đúng bệnh.
  • Sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, không lạm dụng.
  • Trong thời gian đầu sử dụng nếu xảy ra một số triệu chứng như sôi bụng, bụng cồn cào thì đừng quá lo lắng bởi đây là biểu hiện của lá gan thải độc, tức là thuốc đang có phản ứng tích cực với cơ thể. Các triệu chứng này sẽ mau chóng thuyên giảm sau vài ngày sử dụng.
  • Không nên sử dụng chung với thuốc Tây. Nếu có, cần sử dụng cách tối thiểu từ 2 – 3 tiếng hoặc uống theo phác đồ của bác sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bị dị ứng thì nên dừng lại và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ. 
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, thể dục, thể thao điều độ nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường thể trạng. Điều này góp phần giúp quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao hơn.

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Người bình thường có uống được Cây An Xoa không?” một cách tường tận. An Xoa là loại dược liệu tốt nhưng cần tìm hiểu kỹ cũng như tư vấn qua chuyên gia để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình. Liên hệ Dược Liệu Sức Khoẻ để được đặt lịch hẹn thăm khám cùng các chuyên gia, bác sĩ Đông y theo hồ sơ bệnh án nhé.

Bài Viết Xem Thêm

Cảm Nang Sức Khỏe 

Xạ Đen có gây vô sinh không Cẩm Nang Sức Khỏe

Xạ Đen có gây vô sinh không? Ảnh hưởng thế nào đến sinh lý?

Uống Cây Xạ Đen có gây vô sinh không? Sử dụng dược liệu không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh...

Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng Cẩm Nang Sức Khỏe

Cách phân biệt Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng đúng cách

Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng thường bị nhầm lẫn bởi vì có đặc điểm tương đối giống nhau...

Trà Xạ Đen gạo lứt Cẩm Nang Sức Khỏe

Trà Xạ Đen gạo lứt có tốt như lời đồn? Cách dùng ra sao?

Uống trà Xạ Đen gạo lứt có tác dụng gì? Một số công dụng nổi bật: Thải độc tố, thanh...

Nước Xạ Đen có tốt không Cẩm Nang Sức Khỏe

Uống hàng ngày nước Xạ Đen có tốt không? Ai không nên uống?

Uống nước Xạ Đen có tốt không? Các thành phần dưỡng chất: Quinone, Flavonoid, Saponin Triterpenoid…hỗ trợ điều trị ung...