Hình ảnh Cây Xạ Đen như thế nào? Có mấy loại?
Hình ảnh Cây Xạ Đen như thế nào? Chúng ta đã được nghe nhiều đến công dụng trị bách bệnh của loại cây này. Thế nhưng có mấy ai biết được chính xác về hình dáng của cây ra sao.
Một phần là vì nhu cầu đối với dược liệu tăng lên thế nên một số người đã nắm bắt cơ hội cho bán những sản phẩm giả và kém chất lượng. Để hạn chế gặp phải những tình trạng sau đây, Dược Liệu Sức Khoẻ sẽ tập trung chia sẻ cho các bạn về hình ảnh Cây Xạ Đen một cách chi tiết nhất.

Cây Xạ Đen là cây gì?
Cây Xạ Đen thường được biết đến với những cái tên quen thuộc như: Dây gối, quả nâu, đông triều, bách giải, bạch vạn hoa và một cái tên đặc biệt khác đó là Cây ung thư , sỡ dĩ cái tên này có xuất xứ từ dân tộc Mường, được đặt theo công dụng trị bệnh nổi bật của cây.
Tên khoa học của Xạ Đen là Celastrus hindsii Benth et Hook thuộc họ Dây gối (Celastraceae). Nguồn gốc sinh sôi của dược liệu được một giáo sư Việt Nam lần đầu phát hiện tại Hoà Bình vào năm 1998 và kể từ đó loài cây này gắn liền với cái tên “Xạ Đen Hòa Bình” cũng chính nơi đây được cho là có thành phần dưỡng chất tốt hơn hết.
Các loại Cây Xạ Đen hiện nay
Cây Xạ Đen có mấy loại Tính đến thời điểm hiện tại, dược liệu được nghiên cứu cho rằng nó chỉ có duy nhất một loại tuy nhiên và dòng họ “xạ” được chia thành các loại như sau:
- Cây Xạ Đen.
- Cây Xạ Vàng.
- Cây Xạ Trắng.
- Cây Xạ Đỏ.
- Cây Xạ Cạn.
2 loại cây chúng ta thường gặp và dễ nhầm lẫn nhất đó chính là Xạ Đen và Xạ Vàng. Cho những ai chưa biết, mặc dù cây xạ vàng cũng là một loại cây thuộc họ Xạ thế nhưng nó không có bất kỳ hoạt chất nào hỗ trợ điều trị ung thư như Xạ Đen. Chính vì vậy các bạn cần phải lưu ý để tránh mua nhầm thành cây xạ vàng.
Sau đây chúng ta hãy cùng điểm qua đặc điểm hình ảnh Cây Xạ Đen tươi và khô nhé.
Nhận dạng hình ảnh Cây Xạ Đen tươi

Để nhận biết được hình ảnh Cây Xạ Đen, có thể chú ý qua từng bộ phận sau đây:
Thân cây
Đây là một loại cây dây leo, thân gỗ thường dài từ 3 đến 10 mét và thân nhỏ. Thường thì thân Xạ Đen sẽ mọc quấn quanh các cây gỗ lớn và có đường kính tương đương với ngón chân cái hoặc đũa nhỏ. Chúng thường mọc thành từng khóm hoặc bụi tập trung. Cành cây có hình dạng tròn, khi còn non có màu xám nhạt – không có lông, sau đó chuyển sang màu nâu – có lông và sau cùng chuyển thành màu xanh. Vỏ bên ngoài của thân cây có màu đen và có bề mặt sần sùi.
Khi thân cây bị chặt ngang, màu sắc của nó dần chuyển sang màu đen đặc trưng. Nếu thu hái cây vào mùa xuân hoặc mùa mưa, phần màu tím trên ngọn cây sẽ nhạt đi. Tuy nhiên, khi thu hái vào cuối thu đến đông, phần ngọn cây sẽ có màu tím đậm hơn. Điều này được giải thích do thời điểm này là mùa khô tại rừng Hòa Bình, và hoạt chất trong cây tập trung cao nhất trong năm. Chúng ta có thể dựa vào những đặc điểm này để nhận biết được hình ảnh Cây Xạ Đen.
Lá cây
Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết hình ảnh Cây Xạ Đen qua lá cây – Lá có đỏ tía như màu của lá tía tô khi còn non, đến khi cây trưởng thành và già đi nó dần chuyển sang màu xanh đậm và dày. Khi vò lá Xạ Đen sẽ xuất hiện loại nhựa có màu đen.
Lá cây có đầu nhọn hình bầu dục, thường mọc so le có chiều dài từ 7 – 12cm, rộng 3 – 5cm, mép lá có răng cưa xung quanh.
Hoa cây
Nhận biết hình ảnh Cây Xạ Đen qua hoa. Thảo dược được biết đến với việc có hoa và quả. Thường thì hoa và quả của thảo dược mọc đan xen nhau. Hoa thường nở ở cành lá hoặc dưới nách lá. Chúng mọc thành chùm có kích thước từ 5 đến 10 cm và có màu trắng, được kết nối với cuống có độ dài khoảng 2 đến 4 mm. Thảo dược có hai loại hoa là hoa đực và hoa cái. Vì đặc tính của giống loài, nên hoa chỉ nở vào khoảng tháng 3 – 4 dương lịch hàng năm.
Quả cây
Sau chu kỳ ra hoa, quả Xạ Đen thường đậu vào tháng 8 – 12. Sau khi lần đầu ra hoà thì tiếp đến các vụ sau hoa và quả Xạ Đen sẽ ra xen kẽ nhau.Quả cây có dạng hình nang trứng, nhỏ, có kích thước khoảng 1cm mọc thành từng chùm. Khi khô, sẽ tách ra thành 3 mảnh, hạt bên trong có màu hồng.
Hình ảnh Cây Xạ Đen khô

Hình ảnh thân Cây Xạ Đen khô
Thân cây khi khô có hình dạng tròn và nhỏ. Nó mang một mùi thơm nhẹ, không quá tối và có màu đen do sự chảy ra của nhựa từ thân gỗ. Trái lại, thân cây giả sẽ có màu vàng sậm do thiếu lớp nhựa đen.
Tuy nhiên, để tránh những trường hợp mua phải dược liệu giả được nhuộm màu, chúng ta nên tìm mua sản phẩm tại những địa điểm uy tín, do chính tay bác sĩ đông y bào chế dược liệu và hướng dẫn sử dụng. Hơn nữa, sản phẩm nên được chứng nhận và thẩm định bởi các cơ quan chức năng để đảm bảo chất lượng và độ an toàn.
Lá Cây Xạ Đen khô
Khi lá cây được phơi khô, chúng mang một mùi thơm nhẹ, dịu. Lá có độ dai tương đối và không bị nát vụn khi bị bóp. Lá khô có màu hơi đen thẫm do sự hiện diện của nhựa đặc trưng, mang màu tím đen. Một cách để phân biệt lá Xạ Đen giả là bằng cách bóp lá, nếu lá dễ dàng vỡ vụn và không có mùi thơm đặc trưng từ lá đến thân, thì đó không phải là Xạ Đen thật.
Hình ảnh nước thuốc sắc Xạ Đen
Kể cả phần thân và lá của Xạ Đen sau khi được đem đi sắc có màu nâu đậm, vị ngọt thanh, rất thơm và dễ uống, không bị ngái so với các loại dược liệu khác.
Cách phân biệt Cây Xạ Vàng – Xạ Đen

Dưới đây là những hình ảnh Cây Xạ Đen và Xạ Vàng, các bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau đây để phân biệt chúng một cách dễ dàng.
Thực chất Xạ Đen và Xạ Vàng không hề giống y hệt nhau như mọi người vẫn hay đồn thổi, có thể dễ nhận biết hình ảnh Cây Xạ Đen và Xạ Vàng là qua hình dáng của thân và lá cây.
Nếu như Xạ Đen có lá màu xanh đậm khi trưởng thành và có răng cưa xung quanh thì Xạ Vàng lại càng ngược lại, chúng không có răng cưa và cũng không có màu tím đen như Xạ Đen.
Một đặc điểm thứ hai để có thể phân biệt 2 loại thảo dược này chính là thân cây. Thân Xạ Đen có màu sẫm hơn Cây Xạ Vàng. Cây Xạ Vàng có thân gỗ to, thường mọc độc lập chứ không mọc dạng dây quấn quanh cây khác như Xạ Đen và khi chặt thân cây của nó sẽ không có màu đen xỉn như Xạ Đen. Toàn thân cây Xạ Vàng có màu vàng và có lông.
Khi Cây Xạ Đen được phơi khô, mang một mùi thơm nhẹ, trong khi cây Xạ Vàng không có mùi đặc trưng. Thân cây Xạ Vàng khô rỗng, có màu trắng và nhạt và khi phơi khô không có hương vị đặc biệt.
Còn lá cây khô rất khó vỡ khi bị vò, hoàn toàn khác với lá cây Xạ Vàng. Lá cây Xạ Vàng khô giòn, dễ vỡ nát và có mùi ngai ngái.
Bên cạnh bài viết này, bạn có thể xem thêm những bài thuốc kết hợp với những dược liệu khác như: Lá Đu Đủ Đực, Cây An Xoa, Giảo Cổ Lam, Bán Chi Liên…Qua bài viết trên, chắc hẳn đã phần nào giúp cho quý độc giả có cái nhìn sơ lược về hình ảnh Cây Xạ Đen cũng như là có thể phân biệt những loại cây giống với loại dược liệu này. Dược Liệu Sức Khoẻ chúc quý khách có một ngày thật tốt đẹp!
Bài Viết Xem Thêm
Cảm Nang Sức Khỏe

Uống nước Cà Gai Leo có hại thận không?
Liệu uống nước cà gai leo có hại thận không? Xem thêm lưu ý về đối tượng không uống cà...

Uống Cà Gai Leo có bị tụt huyết áp không? Hướng dẫn cách dùng
Uống cà gai leo có gây tụt huyết áp không là thắc mắc của nhiều người. Cùng xem những nguyên...

Tác dụng và cách làm Hoa Đu Đủ Đực ngâm mật ong cho bé
Dùng hoa đu đủ đực ngâm mật ong cho bé có thể hỗ trợ một số vấn đề về sức...

Cà Gai Leo uống trong bao lâu? Uống nhiều có tốt không?
Tìm hiểu cà gai leo uống trong bao lâu để dược chất phát huy tác dụng? Và việc uống cà...