Diệp Hạ Châu là cây gì? Có bao nhiêu loại?
Bạn đã từng nghe qua Diệp Hạ Châu là cây gì chưa? Tuy trong Đông Y đây là một thảo dược rất tốt cho những người bệnh về gan, đặc biệt là viêm gan B, và còn được sử dụng rộng rãi trong dân gian từ lâu đời. Tuy nhiên có lẽ tên gọi là này vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người. Vậy hãy cùng Dược Liệu Sức Khoẻ tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết đây là loài cây gì và có bao nhiêu loại nhé.
Diệp Hạ Châu là cây gì?
Diệp Hạ Châu (cây Chó Đẻ) có tên khoa học là Phyllanthus Urinaria, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Ngoài ra, trong dân gian còn được biết đến với cái tên là cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa hay cây cau trời. Là một loại thảo dược mọc hàng năm và rất nhiều, nhưng tác dụng nó mang lại cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Diệp Hạ Châu có nghĩa là gì? Đây là cây có hoa mọc thành hàng ở dưới lá, quả hình tròn nhìn như quả châu. Thảo dược được gọi theo tên hán việt với ý nghĩa diệp là lá, hạ là ở dưới, châu (quả) là ngọc tròn hay được hiểu là “ngọc dưới lá”.
Không chỉ ở Việt Nam, loài cây mọc hoang này còn có mặt ở các vùng nhiệt đới châu Á với một số quốc gia như Indonesia, Lào, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản.
Theo Đông y, vị của cây có vị đắng, tính bình vào 2 kinh là phế và can. Vào những năm gần đây, loài cây này được nhiều người tin tưởng dùng làm phương pháp điều trị cho gan nên đã được bán rộng rãi và phổ biến hơn. Nhưng để tìm chọn một địa chỉ uy tín để mua thì không dễ dàng.
Sau khi đã biết Diệp Hạ Châu là cây gì, thì hãy xem qua đặc điểm nhận dạng, hình ảnh của cây này để tránh nhầm lẫn với các cây khác nhé.
Hình dáng bên ngoài cây
Cây Diệp Hạ Châu là gì? Đây là loài cây có chiều cao khoảng 30cm, có cây cao đến 70-80cm, có nhiều cành nhỏ và hơi ngả màu tím. Các lá của cây mọc so le, xếp thành 2 hàng khít nhau, giống như các lá kép lông chim.
Phiến lá có hình dạng thuôn bầu dục hoặc trái xoan ngược, dài từ 0.5 đến 1.5cm, đầu lá có thể nhọn hoặc hơi tù, mặt trên của lá có màu xanh sẫm, trong khi mặt dưới có màu xanh nhạt, không có cuống hoặc có cuống ngắn.
Hoa của cây có màu trắng, mọc ở gần gốc lá, hoa đực và hoa cái mọc cùng gốc. Quả của cây có hình dạng nang, giống hình cầu, nằm gần gốc lá. Thông thường, loại cây này sẽ nở hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 6, còn đối với quả thì sẽ nở vào khoảng tầm tháng 7 đến tháng 10.
Loại thảo dược này được thu hoạch quanh năm, người ta thường thu hoạch cây rồi về rửa sạch bụi bẩn, chế biến thành từng khúc nhỏ và mang đi phơi nắng. Sau khi phơi đến gần khô, cây sẽ được mang vào bóng râm và phơi tiếp đến khi khô hẳn. Sau đó sẽ bảo quản trong túi, hộp là có thể sử dụng.
Diệp Hạ Châu có mấy loại? Phân loại thế nào?
Nếu bạn đã biết được Diệp Hạ Châu là cây gì, thì hãy cùng Dược Liệu Sức Khoẻ tìm hiểu tiếp về cây này có mấy loại và mỗi loại sẽ mang lại những công dụng gì nhé.
Diệp Hạ Châu đắng (Phyllanthus Niruri): Còn được gọi là chó đẻ thân xanh. Thân cây có màu xanh tươi, cành ngắn, ít phân nhánh với phiến lá có màu xanh nhạt, ngắn và mỏng. Đây được xem là loại có dược tính mạnh nhất, vì vậy, người ta thường sử dụng loại cây này làm dược liệu.
Diệp Hạ Châu ngọt (Phyllanthus Urinaria): Thân cây có màu đỏ, gốc cành có màu đậm hơn, có nhiều phân nhánh. Phiến lá có màu xanh đậm, dài và dày, khi nếm có vị ngọt. Loài cây này cũng được sử dụng làm làm thuốc, tuy nhiên dược tính không mạnh bằng loại đắng.
Diệp Hạ Châu có thân xanh đậm (Phyllanthus sp): Cây có màu xanh đậm hơn Diệp Hạ Châu đắng, lá rời rạc, phiến lá hẹp và có chóp nhọn hơn hai loại trên. Loài cây này không được dùng làm thuốc vì có nhiều thành phần dược chất.
Bộ phận dùng
Cây diệp châu dùng được toàn cây, chỉ bỏ rễ. Sau khi rửa sạch bụi bẩn, có thể dùng tươi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học
Trong thảo dược có chứa những thành phần hóa học sau:
- Flavonoid: Kaempferol, quercetin, rutin.
- Triterpen: Stigmasterol, ꞵ-sitosterol, stigmasterol-3-0-ꞵ-glucosid,…
- Tanin: Axit elagic, axit galic,…
- Phenol: Methylbrevifolin carboxylat.
- Axit hữu cơ: Axit succinic, axit ferulic, axit dotricontanoic.
- Lignan: Phylanthin.
- Các thành phần khác: N-octadecan, axit dehydrochebulic methyl ester, triacontanol, phylanthurinol acton.
Tác dụng của cây Diệp Hạ Châu trong điều trị bệnh
Sau khi biết Diệp Hạ Châu là cây gì, hãy cùng tìm hiểu thêm tác dụng của thảo dược này có gì đặc biệt, tốt cho những người bị bệnh gì mà có nhiều người tìm kiếm đến vậy nhé. Xem chi tiết Tác dụng của Diệp Hạ Châu
Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, chiết xuất của thảo dược có tác dụng bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli và có khả năng tiêu diệt nấm.
Theo Đông y, cây chó đẻ có vị đắng nhẹ, tính mát và có nhiều tác dụng khác nhau như sát trùng, giảm viêm, giúp giải độc, thông huyết mạch và lợi tiểu.
Diệp Hạ Châu là cây gì? Có tác dụng gì? Trong dân gian, thảo dược thường được sử dụng để điều trị viêm da, ngứa ngáy, viêm họng, mụn nhọt, sản hầu ứ huyết đau bụng và tình trạng tưa lưỡi ở trẻ em. Ngoài ra, dược liệu này còn được sử dụng trong điều trị bệnh sốt, rắn rết cắn.
Ở Ấn Độ, cây Chó Đẻ có khả năng thay thế cho cây chó đẻ P. niruri trong điều trị chứng khó tiêu, tiêu chảy, phù các bệnh lý liên quan đến đường niệu sinh dục, bệnh lậu và hỗ trợ người bệnh đái tháo đường.
Những lưu ý khi sử dụng cây Chó Đẻ
Mặc dù thảo dược có những thành phần rất tốt cho sức khỏe nhưng người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng sau khi đã biết Diệp Hạ Châu là cây gì nhé:
- Những tác dụng không mong muốn như đau bụng, tiêu chảy, đau khi tiểu tiện, đầy bụng, buồn nôn hay hạ đường huyết. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc giảm huyết áp, vì vậy nên hết sức cẩn trọng.
- Tương tác thuốc: Cây Chó Đẻ có thể tương tác với một số dược liệu, thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác mà bạn đang sử dụng.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ em dưới 12 tuổi không nên sử dụng loài cây này.
- Ngoài ra, nếu trong quá trình sử dụng, bạn gặp những bất thường nào, nên thông báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Hy vọng bạn đã biết Diệp Hạ Châu là cây gì qua bài viết mà chúng tôi cung cấp. Tuy nhiên, trước khi sử dụng loài cây này hay bất kỳ loại thảo dược nào, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ hay các chuyên gia để đảm bảo an toàn và sử dụng đúng cách. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về thảo dược này, hãy liên hệ ngay qua Hotline cho Dược Liệu Sức Khoẻ để được tư vấn nhanh nhất nhé.
Bài Viết Xem Thêm
Cảm Nang Sức Khỏe
Xạ Đen Diệp Hạ Châu kết hợp có tác dụng gì nổi bật
Xạ Đen Diệp Hạ Châu kết hợp có thể chữa bách bệnh: Giúp bảo vệ, hỗ trợ điều phục hồi...
Xạ Đen có gây vô sinh không? Ảnh hưởng thế nào đến sinh lý?
Uống Cây Xạ Đen có gây vô sinh không? Sử dụng dược liệu không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh...
Cách phân biệt Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng đúng cách
Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng thường bị nhầm lẫn bởi vì có đặc điểm tương đối giống nhau...
Trà Xạ Đen gạo lứt có tốt như lời đồn? Cách dùng ra sao?
Uống trà Xạ Đen gạo lứt có tác dụng gì? Một số công dụng nổi bật: Thải độc tố, thanh...