Cách phân biệt Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng đúng cách

Cách phân biệt Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng như thế nào và đặc điểm của từng loại ra sao. Hiện nay, dược liệu Xạ Đen được làm giả rất nhiều và bán ở khắp nơi trên thị trường, nhiều nơi vì lợi ích cá nhân mà cung cấp những sản phẩm kém chất lượng và thậm chí không có tác dụng điều trị bệnh. 

Đặc biệt Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng rất dễ nhầm lẫn do đều cùng một họ xạ. Tuy nhiên cây Xạ Vàng không có tác dụng điều trị bệnh ung thư và giá thành lại còn rẻ hơn nhiều so với Cây Xạ Đen. Để giúp quý vị có thể phân biệt được 2 dược liệu trên Dược Liệu Sức Khoẻ đã tổng hợp đầy đủ những thông tin bên dưới đây. 

Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng
Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng

Giới thiệu sơ lược về Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng

Cây Xạ Đen

Tên gọi:

  • Tên thường gọi: Cây Xạ Đen 
  • Tên gọi khác: Cây bách giải, cây đông triều, bạch vạn hoa, dây gối hay cây ung thư (Tên gọi theo dân tộc Mường).
  • Tên khoa học: Celas trus hindsii Benth thuộc họ Dây gối (Celastraceae).

Đặc điểm hình dáng: 

  • Là một loại dây leo, thân gỗ dài 3 – 10m thân nhỏ.
  • Mọc quấn quanh những bụi cây lớn có đường kính tương đương với chiếc đũa nhỏ.
  • Khi bị chặt ngang thân cây nó sẽ chảy nhựa và chuyển sang màu đen đặc trưng.
  • Cành cây có hình tròn, khi còn non có màu xanh nhạt, không có lông đến khi trưởng thành nó chuyển sang màu nâu và có lông.
  • Lá có màu đỏ tía khi còn non, đến khi cây phát triển lá có màu xanh đậm và dày.
  • Hoa thường mọc ở đầu cành có màu trắng và mọc thành chùm.
  • Quả có dạng hình nang trứng nhỏ, có màu vàng cam, khi khô sẽ tách ra thành 3 mảnh bên trong có hạt màu hồng
Cây Xạ Đen
Cây Xạ Đen

Xem thêm: Hình ảnh Cây Xạ Đen như thế nào? Có mấy loại

Phân bố:

  • Dược liệu được biết có nguồn gốc tại Trung Quốc và phân bố ở một số nước Đông Nam Á: Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam… Thường được trồng ở những nơi có độ cao từ 1.000 – 1.500.
  • Ở Việt Nam, tỉnh Hoà Bình được xem là “xứ sở” của dược liệu Xạ Đen, sau đó được trồng rộng rãi ở các tỉnh như: Ninh Bình, Sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang, Thừa Thiên Huế, vườn quốc gia Ba Vì, Cúc Phương…

Cây Xạ Vàng

Xạ Vàng là một loại cây thuốc nam thuộc họ xạ (Celastraceae) và thường bị nhẫm lẫn với cây Xạ Đen vì có hình dáng khá giống nhau.

Đặc điểm hình dáng

  • Thuộc dạng cây thân gỗ ngỏ, thân xốp, thường chỉ cao dưới 1,5m.
  • Dạng cành tròn có thân và lá đều có màu vàng, có lông.
  • Khi được thái mỏng rồi đem phơi khô, thân gỗ bên trong cây có màu vàng nhạt.
Cây Xạ Vàng
Cây Xạ Vàng

Phân bố

  • Cây phân bố ở các khu vực Châu Á như: Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar, Việt Nam… có độ cao từ 1.000 – 1.500m.
  • Ở Việt nam, cây phân bố nhiều ở một số khu vực miền núi Tây Bắc, đặc biệt là các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc, Kim Bôi, Cao Phong… thuộc tỉnh Hoà Bình. Ngoài ra, nó còn được trồng ở một số nơi như: Lai Châu, Sơn  La, Điện Biên vườn quốc gia Cúc Phương và vườn quốc gia Ba Vì…

Tác dụng của Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng

Tác dụng của Cây Xạ Vàng

Mặc dù đã được nhiều người biết đến nhưng chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào về tác dụng của Cây Xạ Vàng. Thế nhưng theo như kinh nghiệm dân gian, đặc biệt là từ các bà mế – dân tộc Mường bản địa thì dược liệu có những tác dụng sau:

  • Điều trị viêm gan cấp và mãn tính.
  • Mát gan và giải độc gan.
  • Trị bệnh men gan cao, hạ men gan.
  • Chữa bệnh viêm gan A, B và C.
  • Giải độc gan do uống nhiều bia hoặc thuốc tây.
  • Giảm mụn, giúp da dẻ mịn màng.
  • Chấm dứt tình trạng lở ngứa, mụn nhọt.

Tác dụng của Cây Xạ Đen

  • Giúp điều trị các bệnh ung thư, hạn chế ngăn ngừa sự phát triển của các khối u ác tính, kéo dài tuổi thọ cho các bệnh nhân ung thư.
  • Có tác dụng hỗ trợ chữa trị các bệnh về gan: Viêm gan, xơ gan, hạ men gan,
  • Ổn định huyết áp, chữa bệnh cao huyết áp.
  • Tăng tuần hoàn máu, điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh.
  • Trị bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ và giảm cholesterol.
  • Giúp mau lành vết thương, chữa mụn nhọt.

Xem thêm: Cây Xạ Đen có tác dụng gì?

Cách phân biệt Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng dễ biết nhất

Cách nhận biết Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng tươi

Xạ Vàng:

  • Đây là loài cây thân gỗ, thân cây tương đối to.
  • Cây thường mọc độc lập không theo trật tự nào và cũng không quấn quanh dây khác, toàn thân cây có màu xanh, phủ đầy lông. 
  • Lá cây có màu xanh hơi vàng nhạt, mỏng hơn và không có sắc tím đen.
  • Mép lá không có răng cưa. 
  • Khi bị chặt ra không có phần nhựa mủ màu đen chảy ra.

Xạ Đen:

  • Là loại cây thân gỗ, dây leo tuy nhiên thân cây không to. 
  • Cây thường mọc thành từng khóm, khi trưởng thành phần thân cây có nâu và có lông bao quanh.
  • Lá cây có màu xanh đậm pha tím xen kẽ và phần lá cũng dày và bóng hơn.
  • Khi phần thân cây bị chặt ngang, nó chảy ra chất nhựa mủ có màu đen đặc trưng.

Nhận biết khi dược liệu phơi khô

Nhận biết khi dược liệu phơi khô
Nhận biết khi dược liệu phơi khô
  • Xạ Vàng:  Thân cây khi phơi khô bị rỗng bên trong và nhựa có màu trắng nhạt. Thân cây khi ngửi sẽ không có mùi thơm còn lá cây sau khi phơi sẽ có độ giòn nhất định và khi chạm vào dễ bị vụn nát.
  • Xạ Đen: Khi cắt ngang phần thân cây bạn sẽ thấy từ vân gỗ chảy ra phần nhựa đen và nó có hương thơm nhẹ. Lá cây phơi khô khi vò sẽ không bị giòn hay vụn nát như Xạ Vàng.

Nhận biết Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng khi được sắc thuốc

  • Xạ Vàng: Khi sắc lấy nước thuốc, bạn sẽ cảm thấy nước thuốc có màu vàng rất nhạt và khi ngửi vị thuốc có mùi ngái hơi tanh không thơm.
  • Xạ Đen: Nước thuốc có màu sắc nâu đậm đà, khi uống có vị ngọt nhẹ, thơm tự nhiên và rất dễ uống.

Trên đây là tất cả những thông tin về đặc điểm, công dụng và cách phân biệt Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng vô cùng đơn giản. Hy vọng với bài viết này của Dược Liệu Sức Khỏe sẽ giúp bạn nhận biết được Cây Xạ Đen và Cây Xạ Vàng và sử dụng nó một cách hiệu quả.

Bài Viết Xem Thêm

Cảm Nang Sức Khỏe 

Uong nuoc ca gai leo co hai than khong Cẩm Nang Sức Khỏe

Uống nước Cà Gai Leo có hại thận không?

Liệu uống nước cà gai leo có hại thận không? Xem thêm lưu ý về đối tượng không uống cà...

Uong ca gai leo co bi tut huyet ap khong Cẩm Nang Sức Khỏe

Uống Cà Gai Leo có bị tụt huyết áp không? Hướng dẫn cách dùng

Uống cà gai leo có gây tụt huyết áp không là thắc mắc của nhiều người. Cùng xem những nguyên...

Hoa du du duc ngam mat ong cho be Cẩm Nang Sức Khỏe

Tác dụng và cách làm Hoa Đu Đủ Đực ngâm mật ong cho bé

Dùng hoa đu đủ đực ngâm mật ong cho bé có thể hỗ trợ một số vấn đề về sức...

Ca gai leo uong trong bao lau Cẩm Nang Sức Khỏe

Cà Gai Leo uống trong bao lâu? Uống nhiều có tốt không?

Tìm hiểu cà gai leo uống trong bao lâu để dược chất phát huy tác dụng? Và việc uống cà...