Cây Xạ Đen có mấy loại? Cách chọn cây tốt nhất.
Cây Xạ Đen có mấy loại? Một bộ phận dân tộc Mường tại Hòa Bình đã ví von đây là cây ung thư, ý nói đây là vị thuốc rất tốt, không những có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều loại ung thư mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác. Có thể thấy, loài thảo dược này ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng và có thể là tia hy vọng của những bệnh nhân đang nguy kịch.
Vậy ngoài Cây Xạ Đen thì còn có những loại nào khác? Nên chọn loại nào tốt và cách chọn cây thuốc tốt nhất? Dược Liệu Sức Khỏe sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề ngay bây giờ.

Giới thiệu chung về Cây Xạ Đen
Cây Xạ Đen hay cây ung thư (Theo dân tộc Mường – Hòa Bình), thanh giang đằng, cây bách giải, cây quả nâu, bạch vạn hoa, đồng triều. Để phân biệt với những cây cùng loài, thảo dược có tên pháp danh khoa học đầy đủ là Celastrus Hindsii Benth et Hook thuộc họ Dây gối (Celastraceae).
Thảo dược này được khám phá lần đầu tiên tại tỉnh Hòa Bình bởi Giáo sư Lê Thế Trung (Nguyên Giám đốc Học viện Quân y) vào năm 1998. Sau đó, Giáo sư cùng nhóm cộng sự đã tiến hành nghiên cứu bài bản về “Hiệu quả điều trị bệnh ung thư của Cây Xạ Đen” và được nhà nước công nhận vào năm 2002.
Sở dĩ thảo dược còn được gọi là cây ung thư bởi tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vô cùng đáng kinh ngạc, phần lớn là nhờ vào các hợp chất Flavonoid, Saponin, Quinone và Maytenfolone A mang lại hiệu quả điều trị cao, trở thành tia hy vọng lớn lao cho các bệnh nhân ung thư.
Ngoài hỗ trợ điều trị các loại ung thư như ung thư gan, phổi, cổ tử cung, cây thuốc còn có khả năng chữa bệnh cao huyết áp, bệnh đái tháo đường, máu nhiễm mỡ, các chứng mất ngủ kinh niên, nhiều bệnh viêm nhiễm, lở ngứa, mụn nhọt cũng như giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
Đặc điểm sinh thái của thảo dược
Hình dáng ngoài tự nhiên
- Thân leo, dạng gỗ, kích thước rất nhỏ, chiều dài trung bình từ 3 – 10m, thân cây khi trưởng thành chỉ bằng chiếc đũa.
- Cành tròn, lúc còn non có màu xám nhạt, không phủ lông, về sau chuyển sang màu nâu, có phủ lông.
- Lá non, có sắc tím, mép lá dày và có răng cưa, phiến lá hình bầu dục, dài 5 – 7mm. Lá phát triển sẽ có màu xanh đậm, thân cây màu sẫm, khi bẻ lá sẽ có nhựa đen chảy ra.
- Hoa có màu trắng, có bầu 3 ô, thường mọc thành chùm ở ngọn hoặc kẽ lá, thời điểm ra hoa rơi vào tháng 3 đến tháng 5.
- Quả có hình trứng, dài khoảng 1cm, nổ thành 3 mảnh, hạt có màu hồng, sai quả từ tháng 8 đến tháng 12.
Nơi phân bố
Cây thích hợp ở môi trường có độ ẩm dao động từ 75 – 80%, chịu được bóng, thường mọc tự nhiên dưới những tán lá rừng, nơi khí hậu thổ nhưỡng, những điều kiện trên sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển toàn diện, bảo toàn được hàm lượng dược chất có lợi.
Cây thuốc phân bố nhiều ở các nước châu Á như Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Việt Nam…Ở Trung Quốc thì cây thuốc này thường mọc ở các vùng núi cao từ 1000 – 1500m. Còn ở nước ta, cây phân bố nhiều ở một số tỉnh Hòa Bình, Hà Nam. Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Nam, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Vườn Quốc gia Ba Vì…
Do đặc điểm phân bố khá đa dạng mà có không ít các loại cây xạ ra đời, vậy cụ thể Cây Xạ Đen có mấy loại?
Cây Xạ Đen có mấy loại? Cách phân biệt từng loại xạ
Cây Xạ Đen có mấy loại là câu hỏi là nhiều người dùng đang quan tâm bởi khi chọn mua cây thuốc trị bệnh cũng cần tìm hiểu tường tận để tránh những hậu họa xảy ra. Cho đến thời điểm hiện tại, Xạ Đen chỉ có một loại duy nhất. Song, nếu nói về các cây họ xạ thì có rất nhiều loại, điển hình như Cây Xạ Vàng, Xạ Trắng, Xạ Đỏ, Xạ Lai…
Để hiểu rõ hơn về loại thảo dược này, mời bạn xem qua video dưới đây:
- Cây Xạ Đen (Celastrus hindsii): Là loại cây dây leo thân gỗ, lá hình bầu dục xoay ngược, mép lá có răng thấp. Hoa màu trắng, quả hình trứng, khi chín nổ thành 3 mảnh để lộ hạt màu hồng.Thân cây khi phơi khô sẽ có mùi thơm nhẹ, khi cắt ra sẽ có một ít nhựa màu đen. Bộ phận lá dày, có màu xanh đậm, sắc tím, thân cây màu sẫm. Đặc biệt lá có hương thơm dịu mát, dễ chịu.

- Cây Xạ Trắng (Celastrus scandens): Cây có màu xanh nhạt, lá trơn, nhẵn, không có viền răng cưa. Phần hoa Xạ Trắng khá tương đồng với Xạ Đen nhưng không có tác dụng chữa bệnh. Khi bẻ hoặc cắt ra cũng không có nhựa đen, kể cả khi phơi khô Xạ Trắng cũng không dậy mùi thơm.
- Cây xạ vàng (Celastrus paniculatus): Là loại cây dây leo thân gỗ, lá hình trứng hay hình tim, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa màu vàng nhạt, quả hình trứng hay hình cầu, khi chín nổ thành 3 mảnh để lộ hạt màu cam. Đây là loại tương đồng với Xạ Đen nhất nên rất dễ nhầm lẫn. Thân xốp, Xạ Vàng có kích thước rất to, dài từ 5 – 10cm, khi phơi khô không có mùi cũng như không có khả năng về dược lý.

- Cây Xạ Đỏ (Celastrus orbiculatus): Đặc điểm nổi bật là loài này là hơi ngà ngà đỏ, thân gỗ nhỏ, các nhánh mọc đối xứng với nhau, cao khoảng 2m, thân và cành có màu đỏ tươi từ gốc đến ngọn. Xạ Đỏ có mùi thơm, vị ngọt nhẹ, tính lương (mát), thường dùng để giải độc gan do bia rượu.

Đa số các loài cây xạ lai này đều không dùng để làm thuốc bởi chúng hầu như không có mùi vị gì, thân khi chặt ra phơi cũng có màu trắng nhợt, không xỉn đen hay có nhựa đen xảy ra khi cắt. Sau khi phơi khô cũng hiếm khi có mùi thơm đặc trưng của dược liệu.
Vì thế trong số 4 loại cây xạ này, chỉ có mình Xạ Đen là có tác dụng chữa bệnh, còn 3 loại kia hoàn toàn không có. Do đó, bạn cần phải biết cách phân biệt các loại cây xạ để không bị nhầm lẫn và sử dụng sai.
Cách nhận biết từng loại cây xạ
Để phân biệt các loại này với nhau, bạn cần chú ý đến các đặc điểm sau:
- Màu sắc của hoa: Xạ vàng và đỏ có hoa màu vàng nhạt, xạ trắng và Cây Xạ Đen có hoa màu trắng.
- Hình dáng của quả: Xạ vàng và đỏ có quả hình cầu hay hình trứng ngược, xạ trắng và đen có quả hình trứng.
- Màu sắc của hạt: Xạ vàng có hạt màu cam, xạ đỏ có hạt màu đỏ, Xạ trắng có hạt màu trắng, Xạ Đen có hạt màu hồng.
- Hình dáng của lá: Xạ vàng và trắng có lá hình trứng hay hình tim, mép lá có răng cưa. Xạ Đen và đỏ có lá hình bầu dục xoay ngược, mép lá nguyên hay có răng thấp.
- Màu sắc của ngọn và lá non: Xạ Đen có ngọn tím và lá non có răng cưa, các loại khác không có.
Bằng cách so sánh các đặc điểm này, bạn sẽ dễ dàng phân biệt được các loại cây xạ với nhau. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng các loại cây này rất giống nhau về hình thức nên khó phân biệt bằng mắt thường. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc của cây và chọn những nơi uy tín để mua hàng.
Cách chọn Cây Xạ Đen có dược tính cao để trị bệnh
Đây là cây thuốc quý có nguồn gốc từ Hòa Bình với tác dụng chính hỗ trơ trị ung thư hiệu quả. Nhờ sự kết hợp giữa khí hậu thổ nhưỡng và chất đất tốt nơi Hòa Bình mà đã tạo ra một cây thuốc vô cùng giá trị. Dựa vào các loại xạ kể trên, làm thế nào để chọn được cây thuốc tốt?
Người dùng có thể phân biệt Xạ Đen qua lá khô, cụ thể như sau:
- Lá khi phơi khô sẽ có mùi thơm dịu nhẹ, lá có độ dài nhất định, khi bóp không bị vụn nát.
- Có màu hơi đen nhẫm do có nhựa đen chảy ra trong quá trình phơi sấy khô.
- Khi sắc nước uống sẽ có màu vàng sẫm. Ban đầu thảo dược có vị đắng chát, sau đó tới hậu sẽ ngọt hơn và đọng lại vị dịu nhẹ.
Người dùng nên lựa chọn Cây Xạ Đen Hòa Bình bởi đây là loại duy nhất có thể hỗ trợ chữa bệnh ung thư. Chỉ khi cây được sinh trưởng và phát triển ở khí hậu thổ nhưỡng, môi trường phù hợp, cây thuốc mới cho ra dược tính cao nhất.
Nơi cung cấp Cây Xạ Đen khô Hòa Bình uy tín tại TPHCM
Hiện nay, Cây Xạ Đen Hòa Bình được đánh giá là loại có dược tính mạnh mẽ nhất. Vì lẽ đó, cây thảo dược ngày càng được săn đón và khai thác bán ồ ạt ngoài thị trường, thật giả lẫn lộn, khó mà có thể phân biệt.
Lời khuyên đưa ra là người dùng nên trang bị cho mình kiến thức về thảo dược như cách nhận biết Cây Xạ Đen chuẩn, lưu ý điểm nổi bật, tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ, cơ sở bào chế và cung cấp để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bảo vệ sự an toàn của chính bản thân mình.

Dược Liệu Sức Khỏe với nhiều năm kinh doanh lĩnh vực thuốc thảo dược uy tín hàng đầu tại TPHCM, chúng tôi cam kết cung cấp Cây Xạ Đen Hòa Bình chính gốc, đảm bảo thành phần dược chất cần và đủ, nguồn gốc xuất rõ ràng, quy trình sơ chế và bảo quản minh bạch, đạt chuẩn an toàn. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm gửi gắm lòng tin ở chúng tôi.
Thông qua bài viết trên, hy vọng chúng tôi đã mang lại nhiều thông tin bổ ích giúp bạn giải đáp cho câu hỏi “Cây Xạ Đen có mấy loại?”. Dù là thảo dược tự nhiên nhưng bạn vẫn nên trang bị cho mình những kiến thức về cây thuốc trước khi dùng để tránh “Tiền mất tật mang”. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về bệnh lý và thảo dược phù hợp, liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn ngay trong hôm nay nhé.
Bài Viết Xem Thêm
Cảm Nang Sức Khỏe

Uống nước Cà Gai Leo có hại thận không?
Liệu uống nước cà gai leo có hại thận không? Xem thêm lưu ý về đối tượng không uống cà...

Uống Cà Gai Leo có bị tụt huyết áp không? Hướng dẫn cách dùng
Uống cà gai leo có gây tụt huyết áp không là thắc mắc của nhiều người. Cùng xem những nguyên...

Tác dụng và cách làm Hoa Đu Đủ Đực ngâm mật ong cho bé
Dùng hoa đu đủ đực ngâm mật ong cho bé có thể hỗ trợ một số vấn đề về sức...

Cà Gai Leo uống trong bao lâu? Uống nhiều có tốt không?
Tìm hiểu cà gai leo uống trong bao lâu để dược chất phát huy tác dụng? Và việc uống cà...